Wednesday, September 24, 2014

Bài tập 9: Thực hành về Toast Notification và Alert Dialog

Vì trong tất cả các ứng dụng Tôi thấy rằng chúng ta hay sử dụng Toast và Alert Dialog để kiểm tra một điều gì đó, hay đơn giản chỉ là xuất thông báo. Vì vậy bài tập này Tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm quen với Toast & Alert Dialog, sau đó các bạn sẽ được thực hành với các control cơ bản và nâng cao.
- Cả Toast và Alert Dialog khi hiển thị lên thì các tiến trình (hay các lệnh) khác  vẫn cứ tiếp tục làm việc.
1) Toast:
- Toast có thể được tạo và hiển thị trong Activity hoặc trong Servive.
- Không cho phép người sử dụng tương tác
- Khi hiển thị sau khoảng thời gian nào đó sẽ tự đóng lại
- Có 2 giá trị mặc định (ta nên sử dụng 2 giá trị này, không nên gõ con số cụ thể vào): hằng số Toast.LENGTH_SHORT hiển thị trong  2 giây, Toast.LENGTH_LONG hiển thị trong 3.5giây.
Cách tạo Toast:
Toast toast=Toast.makeText(YourActivity.this, “Hiển thị gì thì ghi ở đây”,  Toast.LENGTH_SHORT);
toast.show();
- Khi nào bạn nên sử dụng Toast?
Theo Tôi thì tùy bạn, bạn có thể sử dụng trong trường hợp hiển thông báo trong các mục thiết lập thông số cấu hình, hay đơn giản chỉ là hiển thị lên để xem thông tin tạm thời nào đó (giống như để kiểm tra một vấn đề sảy ra chẳng hạn).
- Hình dưới đây cho bạn biết 1 Toast đang hiển thị:
2) Alert Dialog:
- Hiển thị và cho phép người dùng tương tác, ví dụ bạn nhìn hình Tôi chụp bên dưới, khi nhấn nút “Cancel”, chương trình sẽ hiển thị Alert Dialog hỏi xem có chắc chắn muốn xóa hay không? Bấm No thì không, bấm Yes thì tắt chương trình.
9_dialog_1- Cách tạo Alert Dialog:
AlertDialog.Builder b=new AlertDialog.Builder(YourActivity.this);
 
b.setTitle(“Question”);
b.setMessage(“Are you sure you want to exit?”);
b.setPositiveButton(“Yes”, new DialogInterface. OnClickListener() {
@Override
public void onClick(DialogInterface dialog, int which)
{
finish();
}});
b.setNegativeButton(“No”, new DialogInterface.OnClickListener() {
@Override
public void onClick(DialogInterface dialog, int which)
{
dialog.cancel();
}
});
b.create().show();
Ý nghĩa của các hàm :
setTitle : thiết lập tiêu đề cho Dialog
setMessage: Thiết lập nội dung cho Dialog
-setIcon : để thiết lập Icon
-setPositiveButtonsetNegativeButton thiết lập hiển thị Nút chọn cho Dialog (ở đây bạn không quan tâm Nút chấp nhận hay Nút hủy nó thuộc PositiveButton hay NegativeButton vì đó là tùy thuộc bạn chọn. Chú ý là ở đối số thứ 2 của các hàm này sẽ là DialogInterface. OnClickListener chứ không phải View. OnClickListener
create() để tạo Dialog
show() để hiển thị Dialog.

Bài Liên Quan:

  • Tìm hiểu về listview trong Android (Bài 13)Listview là dùng để hiện thị các danh sách , được truyền vào từ các đối tượng được gọi ra bởi các lớp trong Android. Mà danh sách này hiện thị các thông tin vì thế chúng ta sài controlListview. Bài này tôi chỉ cung cấp các cá… Read More
  • NỘI DUNG KHÓA HỌC: Lession 1:Tổng quan về SmartPhone:Thiết lập môi trường viết ứng dụng Android trên EclipseCác thao tác trên EclipseCài đặt SDK và các API hỗ trợ lập trìnhCài đặt máy ảo (Emulator) để test ứng dụng AndroidCấu trúc ứng dụng và … Read More
  • LẬP TRÌNH JAVA CƠ BẢN Chi tiết chương trình học (72 giờ): MODULE 1: LẬP TRÌNH ANDROID CƠ BẢN a) Mục tiêu: - Tiếp cận môi trường lập trình di động. - Có kiến thức cơ bản về nền tảng Android. - Thành tạo kỹ năng lập trình, phát triển … Read More
  • Nội dung chi tiết Lập trình Java cho Android -          Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Java -          Làm việc với Eclipse -   … Read More
  • MAKING NICE LOOKING BAR CHARTS IN ANDROID We wanted to make a simple but nice looking bar chart for one of our apps, but we couldn't find a graph library that looked the way we wanted it to and that supported older versions of Android. So instead we created our own … Read More