Tuesday, September 30, 2014

Điện Toán Đám Mây- Ưu điểm và nhược điểm

ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (cloud computing) hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo là một mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính phát triển dựa trên mạng internet. Độ phức tạp về cơ sở hạ tầng của nó ta có thể liên tưởng như một đám mây.


Một khái niệm đơn giản về điện toán đám mây là các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên internet thay vì các máy tính gia đình, văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng khi họ cần.

Một cách đơn giản khác, điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì việc bạn sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì nay bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet. Bản thân từ đám mây (cloud) là một từ ẩn dụ (metaphor) cho Internet.

Lúc này các khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ. Với các dịch vụ có sẵn trên internet, doanh nghiệp không cần mua hàng trăm máy tính cũng như phần mềm và không cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, mà tất cả những việc này thì nhà cung cấp “trong đám mây” sẽ lo thay họ.

Một số ưu điểm

Lợi ích cơ bản nhất ta thấy chính là việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp, cả về máy móc và con người như sau:

-        Sử dụng tài nguyên tính toán động: khi ứng dụng công nghệ này thì doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cơ sở hạ tầng đúng với yêu cầu của doanh nghiệp và một cách tức thời, không dư thừa lãng phí. Khi có nhu cầu mở rộng thì doanh nghiệp không cần phải suy nghĩ là phải đầu tư thêm bao nhiêu máy chủ, bao nhiêu máy trạm, mà chỉ cần đưa ra thông số kỹ thuật thì các nhà cung cấp điện toán đam mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho doanh nghiệp.
-        Giảm chi phí: vì là dịch vụ nên doanh nghiệp chủ động trong việc cắt giảm chi phí để mua bán bảo trì tài nguyên. Doanh nghiệp không cần một đội ngủ chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì, ...
-        Giảm độ phức tạp trong cơ cầu doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể không cần đầu tư một đội ngủ it để vận hành hệ thống, mà tất cả những công việc này đã có nhà cung cấp điện toán đám mây lo.

Một số nhược điểm

Mô hình điện toàn đám mây vẫn còn mắc phải một số nhược điểm sau:
-        Tính riêng tư: các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây có đảm bảo được quyền riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì mục đích khác mà chủ nhân nó không hề biết?
-        Tính sẵn dùng: các dịch vụ của đám mây có thể bị “treo” bất ngờ, các rủi ro khách quan như đường truyền internet bị mất kết nối, ...  có thể ảnh hường đến việc không sử dụng các dịch vụ cũng như truy cập dữ liệu của mình trong một khoản thời gian nào đó làm ảnh hưởng đến công việc.
-        Mất dữ liệu: khi ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thì ta hoàn toàn dựa vào nhà cung cấp, nếu một lý do nào đó mà nhà cung cấp ngừng hoạt động hoặc không cung cấp dịch vụ nữa, thì người dùng phải sao lưu dữ liệu từ đám mây về máy cá nhân rất tốn thời gian, và có thể có trường hợp mất luôn dữ liệu không phục hồi lại được.
-        Quyền sở hữu: khi người dùng không sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của nhà cung cấp nữa thì liệu việc sao chép dữ liệu có được diễn ra thuận tiện, và liệu nhà cung cấp có hủy toàn bộ dữ liệu của khách hàng trước và sau sao chép hay không?
-        Vấn đề bảo mật: việc tập trung dữ liệu trên đám mây nhằm mục đích tăng cường sự bảo mật, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân cho sự tấn công đánh cắp dữ liệu của các tin tặc.
Bài viết cảm thấy hay thì hãy ủng hộ chúng tôi bằng một cách like facebook hoặc comment trong bài viết.